Một số loại ngọc có một số tính chất đặc biệt như khả năng tương tác với ánh sáng và độ cứng khả năng chống ăn mòn. Chúng có thể được ứng dụng trong khoa học kỹ thuật. Ví dụ hồng ngọc hay Saphire được dùng trong kỹ thuật laser, tạo ra laser hồng ngọc hoặc laser Saphire. Nhờ độ cứng cơ học và ít phản ứng hóa học với một số hóa chất, chúng cũng được ứng dụng để chế tạo một số máy móc chuyên dụng trong công nghệ địa chất.
Tuy nhiên, ứng dụng quan trọng nhất của ngọc là làm vật trang trí, tạo ra đồ trang sức đắt tiền; nhờ vào giá trị thẩm mỹ của chúng.
Đá quý hầu hết đều hình thành từ khoáng chất tích tụ trong lòng đất hàng nhiều nhiều năm và đựơc kết tinh dần mà thành.
Có nhiều cách phân loại đá quý, theo cách phân loại của Zales một nhà phân phối đá quý; họ chia làm 3 loại là Kim cương, Ngọc trai nhân tạo và đá quý có mầu. Trong loại đá quý có mầu lại chia tiếp ra làm 2 loại là Đá quý giá trị (precious gemstone) và bán đá quý (semi-precious gemstone). Từ các loại đá quý này, còn có loại đá tự nhiên và đá nhân tạo tổng hợp (synthetic). Hầu hết các loại đá quý đều có thể tổng hợp nhân tạo được, tuy nhiên chỉ có một số loại đá quý sau thường hay được tổng hợp nhân tạo là emerald (ngọc lục bảo), sapphire và ruby.
Đá quý giá trị (precious gemtones): chỉ có 3 loại đá quý mầu được xếp loại trong nhóm đá quý giá trị là Ngọc lục bảo (emerald), Ruby và Sapphire.
Bán quý giá trị (semi-precious gemtones): Ngoài 3 loại kể trên thì các loại đá quý có mầu khác đều rơi vào nhóm này.
Đây là một danh sách (tạm) phân loại cái loại đá quý bằng tiếng Việt
1. Amber (Hổ phách)
2. Amethyst (Thạch anh tím)
3. Aquamarine (Ngọc xanh biển)
4. Diamond (Kim cương)
5. Emerald (Ngọc lục bảo)
6. Jade (Ngọc Bích)
7. Opal (Ngọc mắt mèo)
8. Sapphire (đá Saphia)
9. Ruby (Hồng ngọc)
10. Peridot (đá Peridot)
11. Agate
12. Carnelian
13. Garnet
14. Bloodstone
15. Beryl
16. Topaz
17. Onyx (Cẩm thạch)
(Tài liệu sưu tầm)