Quy trình khai thác vàng như thế nào là nội dung được khá nhiều người quan tâm. Bởi vàng là kim loại quý vừa đầu tư, vừa làm trang sức và ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác.
Có 2 phương pháp khai thác vàng.
Phương pháp hiện đại: Quy trình khai thác vàng của một số công ty đầu tư tại Việt Nam được tiến hành như sau. Đầu tiên, là trang bị dụng cụ bảo hộ, thiết bị máy móc đảm bảo an toàn cho công nhân cũng như người khai thác.
Sau đó, sau khi đi vào trong hầm, người ta sẽ dùng mìn hoặc các loại máy khoan để tiến hành xử lý quặng. Các quặng này được cho lên xe và vận chuyển về nhà máy tuyển quặng. Vàng sẽ được nghiền và loại bỏ tạp chất thông qua quá trình tuyển nổi, hấp thụ bằng hạt nhựa auric hoặc ngâm chiết.
Phương pháp thủ công: Tại một số nơi người ta sẽ khai thác bằng hình thức đãi vàng. Đây là phương pháp thủ công. Được thực hiện bằng các dụng cụ thô sơ như mâm, chảo, gầu, cuốc, xẻng, mâm… Mâm đãi vàng có chiều dài tầm 70cm, được cắt từ phần đáy hoặc nắp thùng phi,…
Sau khi chế tạo ra mâm đãi hình nón, người khai thác sẽ múc một lượng hỗn hợp đất bùn và cát. Trong đó có lẫn khoáng vàng và nhiều tạp chất. Để loại bỏ thành phần tạp chất này, người ta bắt đầu nghiêng mâm cho nước gạt vào. Dùng tay làm rời đất, bùn, rồi vứt bỏ đi bớt đá, sỏi. Còn về phần bùn đất còn sót sẽ được gạt xuống bằng hình thức xoay nón liên tục theo hai hướng đối lập của kim đồng hồ. Làm liên tục cho đến khi đất hoàn toàn được gạt sạch. Khi đó, vàng và một số khoáng vật nặng hơn sẽ nằm gọn trên mâm. Thao tác đơn giản còn lại chỉ là tách riêng chúng ra như quá trình đãi gạo thông thường.
Vàng sau khi được khai thác, loại bỏ tạp chất và xử lý, sẽ được làm chảy, tạo thành dung dịch. Thành phần chế tạo vàng miếng, thỏi có thể là vàng trang sức được tập hợp lại.
Thông qua tác động của nhiệt độ cao, vàng sẽ bắt đầu tồn tại dưới dạng hạt. Tiếp tục nung cho đến khi hỗn hợp hoàn toàn chuyển đổi sang thể lỏng.
Rót dung dịch vào khuôn và thực hiện các bước xử lý. Như đóng dấu, in tên nhà sản xuất, tên thương hiệu, trọng lượng vàng,…
Vàng có tên khoa học là aurium, viết tắt là Au, là tên gọi của một kim loại đứng thứ 79 trong bảng tuần hoàn. Vàng có những ưu điểm nhất định, vượt trội hơn so với kim loại khác. Nên vàng rất quý và được coi trọng. Vàng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như làm trang sức, mỹ nghệ, y học, điện tử,… Đặc biệt là trong mảng tích trữ và đầu tư.
Khi mới sinh ra, vàng không ở dạng rắn như chúng ta thường thấy. Ngược lại nó tồn tại ở thể lỏng dưới sự tác động của nước, kèm theo tác động của động đất, dẫn đến các chất kiến tạo nên vàng kết hợp lại với nhau. Trong điều kiện áp suất thay đổi nó mới chuyển dần sang kết tủa.
Vàng mang giá trị vật chất rất cao. Giá vàng liên tục biến động nên các nhà kinh doanh thường chọn vàng làm kênh đầu tư, sinh lời.
Vàng có màu vàng óng đẹp, mềm dẻo dễ uốn, dễ dát mỏng thành lá lại không gây dị ứng. Do đó, được ứng dụng trong nhiều mảng liên quan đến thẩm mỹ. Đáng chú trọng nhất vẫn là mảng trang sức.
Vàng nằm trong nhóm vật liệu dẫn điện và nhiệt rất tốt. Đồng thời chống lại được các bức xạ và sự oxi hóa từ môi trường. Do đó, có thể nói đây là vật liệu vĩnh cửu trong việc tạo nên các thiết bị điện tử.
Để khai thác vàng không hề dễ dàng vì lượng vàng tồn tại trên thế giới không nhiều. Muốn có được một lượng vàng nặng 37g thì phải đãi hơn 10 tấn đất.
Tại Việt Nam, loại khoáng sản chứa vàng chứa rất ít và việc khai thác còn nhiều hạn chế. Các quặng vàng chỉ tập trung chủ yếu ở một số tỉnh vùng núi miền Bắc và miền Trung nước ta. Riêng tại Quảng Nam, có hai mỏ lớn, được kỳ vọng nhất cả nước là Bồng Miêu (Phú Ninh) và Phước Sơn. Theo một số tài liệu thống kê, thì lượng vàng ở đây có thể lên tới hơn 35 tấn.